danh mục
Kem chống nắng hóa học và những điều có thể bạn chưa biết
Kem chống nắng hóa học hoạt động như thế nào và có hại gì cho da không? Chúng ta phải lưu ý những gì khi sử dụng kem chống nắng hóa học? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, trên thị trường hiện nay có vô số những thương hiệu kem chống nắng với đa dạng mẫu mã, thành phần, công dụng và cả mức giá. Trong đó, kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý là 2 dòng sản phẩm được lòng nhiều chị em phụ nữ nhất. Hôm nay, YHL sẽ tập trung và thông tin đến bạn những điều có thể bạn chưa biết về kem chống nắng hóa học.
Định nghĩa kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học là sản phẩm chống nắng hữu cơ và thường chứa các thành phần chính là: Oxybenzone, Sulisobenzone và Avobenzone. Những thành phần có trong kem chống nắng hóa học mang lại cơ chế hoạt động chuyển hóa. Nói một cách cụ thể, loại kem chống nắng này sẽ hấp thụ toàn bộ lượng tia UV rồi chuyển hóa chúng thành những tia có năng lượng thấp và an toàn cho da.
Thông thường, kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, không gây cảm giác khó chịu hay nặng mặt. Đồng thời, loại kem chống nắng này cũng không có màu và không có mùi.
So sánh kem chống nắng hóa học & kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng hóa học
- Tên tiếng Anh: Chemical sunscreen.
- Thành phần thường có: Bảng thành phần của kem chống nắng hóa học khá đa dạng. Một số thành phần chính, gồm: Octylcrylene, Avobenzone, Octisalate, Oxybenzone và Mexoryl SX & XL.
- Kết cấu: Lỏng, mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và có thể được dùng làm kem lót trang điểm.
- Cơ chế hoạt động: Với lượng chất đa dạng bên trong mỗi sản phẩm, kem chống nắng hóa học bảo vệ da bằng cách hấp thụ các tia cực tím và phân hủy chúng trước khi chúng kịp gây hại cho làn da.
- Nguy cơ gây kích ứng: Với bảng thành phần đa dạng, kem chống nắng hóa học thường dễ khiến da bị kích ứng. Do đó, khi lựa chọn sản phẩm chống nắng hóa học, bạn nên lưu ý cân nhắc các thành phần có bên trong, kể cả những thành phần phụ.
Kem chống nắng vật lý
- Tên tiếng Anh: Physical sunscreen.
- Thành phần thường có: Titanium Dioxide và Zinc Oxide.
- Kết cấu: Đặc, màu đục nên rất dễ để lại vệt trắng nếu tán không đều.
- Cơ chế hoạt động: Khi ánh nắng chiếu lên da, kem chống nắng vật lý sẽ tạo một hàng rào bảo vệ, phản xạ lại các tia cực tím, không cho chúng xâm nhập vào và gây hại cho da.
- Nguy cơ gây kích ứng: Kem chống nắng vật lý gần như tương thích với mọi loại da, bởi bảng thành phần của nó thường không chứa quá nhiều chất.
>>> Xem thêm: Kem chống nắng vật lý và những điều có thể bạn chưa biết.
Ưu điểm của kem chống nắng hóa học
Với bảng thành phần đa dạng và kết cấu lý tưởng, kem chống nắng hóa học sở hữu khá nhiều ưu điểm, gồm:
- Dễ tán, không nhờn bết: Có thể nói, kết cấu lỏng, mỏng và nhẹ là ưu điểm lớn nhất của dòng kem chống nắng hóa học. Khi thoa lên da, bạn sẽ ít khi gặp phải tình trạng nhờn bết bởi kết cấu này khiến cho lượng kem trở nên vô cùng dễ tán, không để lại những vệt trắng trên bề mặt da. Nhờ đó, bạn cũng sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề lỗ chân lông bị bít tắc và sinh ra mụn.
- Phù hợp với mọi tone da: Bởi đặc tính không màu mà kem chống nắng hóa học sẽ có thể tương thích với mọi màu da, loại bỏ trường hợp “mặt trắng – cổ sạm” vốn khiến nhiều chị em phải đau đầu.
- Khả năng chống lại cả tia UVA lẫn tia UVB: Mỗi thành phần có trong kem chống nắng hóa học mang lại công dụng khác nhau. Một số có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA, trong khi một số khác có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB.
Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng hóa học
Chắc hẳn, bạn cũng đã biết được tầm quan trọng của việc sử dụng kem chống nắng cho da. Vì vậy, hãy đưa sản phẩm chăm sóc này vào quy trình skincare của mình mỗi sáng – sau bước dưỡng ẩm và trước bước trang điểm (nếu có). Lưu ý: Bạn nên chờ khoảng 10 đến 15 phút để kem chống nắng thẩm thấu sâu vào bên trong da trước khi bước ra ngoài.
Ngay cả khi bạn chỉ hoạt động trong nhà và không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bạn vẫn cần bảo vệ làn da với kem chống nắng. Bởi lẽ, tia UV không chỉ đến từ ánh nắng mà còn đến từ nhiều nguồn phát khác như: Đèn, TV, máy tính…
Khi sử dụng kem chống nắng, hãy thoa luôn cả vùng da cổ của mình nữa nhé. So với da mặt, vùng da cổ cũng mỏng và dễ bị tổn thương không kém. Nếu bạn phớt lờ, sau một thời gian ngắn, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy sự lệch tone rõ rệt giữa vùng da mặt và vùng da cổ. Thật không thẩm mỹ một chút nào, phải không?
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, để bảo vệ làn da một cách tối ưu nhất trước những tác hại từ môi trường xung quanh, bạn nên ưu tiên chọn mua kem chống nắng hóa học có cả 2 chỉ số là SPF (chỉ số chống tia UVB) và PA (chỉ số chống tia UVA).
Đồng thời, hãy sử dụng tách biệt 2 sản phẩm chống nắng cho da mặt và toàn thân. Bạn tuyệt đối không nên lấy các sản phẩm chống nắng toàn thân để thoa lên da mặt bởi chúng rất dễ gây kích ứng, dị ứng và có thể là sẽ dẫn đến những vấn đề về da khác.
>>> Xem thêm: Mách bạn cách chọn kem chống nắng hiệu quả, phù hợp cho da.
Và đó là toàn bộ những thông tin về kem chống nắng hóa học mà bạn nên biết trước khi sử dụng. Để sở hữu một làn da trắng mịn như mong muốn, đừng bỏ qua bước thoa kem chống nắng vào mỗi buổi sáng, bạn nhé!