danh mục
Kem chống nắng vật lý và những điều có thể bạn chưa biết
Kem chống nắng vật lý có những khác biệt gì so với kem chống nắng hóa học? Liệu làn da bạn có phù hợp để sử dụng kem chống nắng vật lý hay không? Cùng đi tìm câu trả lời nhé.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng kem chống nắng ngày một tăng cao bởi hầu hết mọi người đều đã và đang ý thức được những tác động tiêu cực của tia UV lên làn da của chúng ta. Từ đó, nhiều thương hiệu cho ra đời những dòng sản phẩm chống nắng với đa dạng thành phần và cả mẫu mã.
Nhìn chung, kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học là 2 lựa chọn hàng đầu, được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Trong bài viết này, YHL sẽ tập trung và bật mí những thông tin về kem chống nắng vật lý mà bạn nên biết trước khi sử dụng.
>>> Đừng bỏ lỡ: Bộ đôi kem chống nắng BEST SELLER của nhà YHL – Bảo vệ làn da trắng sáng, mịn màng
Định nghĩa kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý là sản phẩm chống nắng vô cơ và thường chứa 2 thành phần chính là: Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Nhờ thành phần Titanium Dioxide, các loại kem chống nắng vật lý sẽ tạo nên một lớp kem màu trắng trên da với công dụng phản xạ lại tia UV. Nói cách khác, lớp kem này sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi sự xâm nhập của tia UV, ngăn ngừa tình trạng sạm, nám, đen da.
So sánh kem chống nắng vật lý & kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng vật lý
- Tên tiếng Anh: Physical sunscreen.
- Thành phần thường có: Titanium Dioxide (TiO2) và Zinc Oxide (ZnO).
- Kết cấu: Đặc, màu đục nên rất dễ để lại vệt trắng nếu tán không đều.
- Cơ chế hoạt động: Tạo hàng rào bảo vệ trên bề mặt da. Cụ thể, khi ánh nắng chiếu lên da, màn bảo vệ này sẽ phản xạ lại các tia cực tím, không cho chúng xâm nhập vào và gây hại cho da.
- Nguy cơ gây kích ứng: Kem chống nắng vật lý gần như tương thích với mọi loại da, bởi bảng thành phần của nó thường không chứa quá nhiều chất.
Kem chống nắng hóa học
- Tên tiếng Anh: Chemical sunscreen.
- Thành phần thường có: Bảng thành phần của kem chống nắng hóa học thường đa dạng hơn so với kem chống nắng vật lý. Một số thành phần chính, gồm: Octylcrylene, Avobenzone, Octisalate, Oxybenzone và Mexoryl SX & XL.
- Kết cấu: Lỏng, không màu, không mùi và có thể được dùng làm kem lót trang điểm.
- Cơ chế hoạt động: Hoàn toàn ngược lại so với kem chống nắng vật lý! Với lượng chất đa dạng, kem chống nắng hóa học bảo vệ da bằng cách hấp thụ các tia cực tím và phân hủy chúng trước khi chúng kịp gây hại cho làn da.
- Nguy cơ gây kích ứng: Với bảng thành phần đa dạng, kem chống nắng hóa học thường dễ khiến da bị kích ứng. Do đó, khi lựa chọn sản phẩm chống nắng hóa học, bạn nên lưu ý cân nhắc từng thành phần có bên trong.
>>> Xem thêm: Kem chống nắng hóa học và những điều có thể bạn chưa biết.
Ưu điểm của kem chống nắng vật lý
Với cấu tạo đơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide, kem chống nắng vật lý sở hữu khá nhiều ưu điểm, gồm:
- Bảo vệ da khỏi tia UVA và tia UVB.
- Phát huy công dụng ngay khi được thoa lên da.
- Thích hợp sử dụng cho da nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các thành phần mỹ phẩm hoặc ánh nắng mặt trời nhờ khả năng làm dịu da tốt.
- Hiệu quả chống nắng bền vững, lâu dài.
Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng vật lý
Nên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, ngay cả khi trời không có nắng hoặc đang mưa. Thậm chí, nếu tính chất công việc hay thói quen sinh hoạt của bạn không phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn vẫn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia UV từ những nguồn khác, như: Đèn, TV, máy tính…
Hãy đưa kem chống nắng vào quy trình chăm sóc da hàng ngày của mình. Tốt hơn hết, bạn nên thoa kem chống nắng sau khi hoàn thành bước dưỡng ẩm và trước bước trang điểm (nếu có). Lưu ý: Hãy chờ khoảng 10 đến 15 phút để kem dưỡng hoạt động trên da trước khi thoa kem chống nắng.
Không nên bỏ qua cổ vì đây cũng là vùng da khá mỏng và dễ bị tác động xấu bởi ánh nắng mặt trời. Nếu bạn chỉ thoa kem chống nắng cho vùng da mặt trong một thời gian dài, sự chênh lệch tone da giữa vùng cổ và mặt sẽ ngày một rõ rệt – gây mất thẩm mỹ về tổng thể.
Đồng thời, để kem chống nắng phát huy tốt nhất khả năng bảo vệ của mình, bạn nên lựa chọn loại kem có chỉ số chống nắng SPF phù hợp với điều kiện môi trường xung quanh. Tuy hiệu quả của kem chống nắng vật lý có thể kéo dài khá lâu, nhưng bạn cũng nên lưu ý thoa lại kem nếu phải hoạt động ngoài trời nhiều.
Với những thông tin vừa được cung cấp ở trên, hy vọng rằng những thắc mắc về kem chống nắng vật lý của bạn đã được giải đáp. Hãy luôn giữ thói quen thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da trắng sáng, mịn màng một cách tối ưu, bạn nhé!