danh mục
7 sai lầm khiến bạn dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn
Sử dụng kem dưỡng ẩm với mong muốn sở hữu một làn da láng mịn, trắng sáng; vậy vì sao sau một thời gian chúng ta dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn?
Kem dưỡng ẩm là một trong những bước quan trọng của quy trình chăm sóc da hàng ngày vào cả buổi sáng lẫn buổi tối. Tuy nhiên, không phải ai cũng thu về kết quả như ý khi sử dụng loại sản phẩm dưỡng da này. Làn da bị kích ứng, ngứa ngáy hay thậm chí là nổi mụn… đều là những trường hợp có thể xảy ra nếu bạn mắc phải 7 sai lầm này khi dùng kem dưỡng ẩm.
Công dụng của kem dưỡng ẩm
Lớp ngoài cùng của làn da (hay còn gọi là lớp sừng) chứa 10% – 30% lượng nước để giữ cho da luôn trong trạng thái ẩm mướt. Các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động đều đặn để hỗ trợ cấp nước cho lớp sừng này. Thi thoảng, khi các tuyến bã nhờn hoạt động yếu đi, lớp sừng cũng sẽ mất đi một lượng nước đáng kể, kéo theo đó là làn da của chúng ta cũng trở nên khô ráp hơn.
Lúc này, khi cơ chế tự nhiên của cơ thể gặp “trục trặc” trong quá trình giữ ẩm cho làn da, kem dưỡng ẩm là bí quyết làm đẹp mà bạn có thể trông cậy vào. Tùy vào nhu cầu của người sử dụng, kem dưỡng ẩm sẽ có những công dụng đi kèm khác nhau như dưỡng trắng, làm mờ thâm sạm, ngăn chặn quá trình lão hóa… Song nhìn chung, kem dưỡng ẩm được sản xuất đặc biệt cho mục đích cấp ẩm, làm mềm và nuôi dưỡng làn da.
Quay lại chủ đề của ngày hôm nay. Vậy, vì sao sau một thời gian chúng ta dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn? Hay, vì sao tình trạng mụn vốn đang ở mức độ nhẹ lại trở nên nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng kem dưỡng ẩm?
Nguyên nhân khiến dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn
Không test thử kem dưỡng ẩm trước khi sử dụng
Có không ít những chị em phụ nữ sau khi mua mỹ phẩm về là lập tức thoa lên vùng da mặt mà chẳng mảy may kiểm tra trước trên một vùng da nhỏ hơn. Điều tưởng chừng vô hại này lại có thể gây nên những vấn đề khó nhằng mà một trong số đó chính là dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn.
Bạn sẽ không thể biết trước được liệu làn da của mình có kích ứng hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các loại sản phẩm chăm sóc không. Đặc biệt là những thành phần nổi tiếng với khả năng gây kích ứng như Retinol, AHA, BHA… Thay vì đáp ứng nhu cầu cấp ẩm và dưỡng da, chúng rất có thể sẽ khiến làn da bạn trở thành “thảm họa”.
Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn chính là hãy luôn test thử một lượng nhỏ sản phẩm lên vùng da nhỏ ở cổ tay để đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ mối nguy hại nào xảy ra.
Chọn kem dưỡng ẩm không phù hợp với làn da
Có phải bạn vẫn thường mua mỹ phẩm dựa trên đánh giá từ người dùng hay những beauty vlogger trên mạng xã hội? Và, có phải bạn vẫn thường nghĩ rằng sản phẩm chăm sóc càng đắt tiền thì sẽ càng tốt và mang lại hiệu quả cao? Điều này hoàn toàn không chính xác đâu!
Để biết chuẩn xác rằng một loại mỹ phẩm có phù hợp với làn da của bạn hay không thì chỉ có bạn mới có thể đánh giá được thôi. Bởi lẽ, mỗi người sẽ có những đặc điểm da riêng biệt, dẫn đến kết quả là bạn bè xung quanh bạn có thể hợp với sản phẩm A nhưng bạn thì không. Nói cách khác, hiệu quả dưỡng da của một sản phẩm không nằm ở độ đắt tiền hay những lời đánh giá “có cánh” từ những người xa lạ trên mạng xã hội, mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào độ phù hợp với làn da của chính bạn.
Vì vậy, trước tiên bạn cần xác định loại da và tình trạng da hiện tại của mình để có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất khi chọn mua kem dưỡng ẩm. Bằng cách này, chắc hẳn bạn sẽ tránh được nguy cơ dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn.
>>> Xem thêm: Bí kíp mua kem dưỡng ẩm phù hợp cho từng loại da
Dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn do sai trình tự
Nếu bạn muốn sở hữu làn da như mong muốn nhờ những loại sản phẩm chăm sóc, ít nhất bạn cần phải tuân thủ các bước trong quy trình chăm sóc da cơ bản.
>>> Xem thêm: Da đẹp chuẩn spa chỉ trong 7 bước dưỡng da cơ bản.
Việc sử dụng các loại mỹ phẩm skincare sai thứ tự có thể sẽ khiến những thành phần “đánh vật” với nhau, gây nên phản ứng không mong muốn mà cụ thể là dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn.
Bỏ quên bước tẩy tế bào chết cho da
Nếu bạn thường xuyên skincare với đa dạng các loại mỹ phẩm chăm sóc, việc tẩy tế bào chết là vô cùng cần thiết. Bước này sẽ giúp loại bỏ đi lượng bụi bẩn từ môi trường cũng như cặn sản phẩm còn ứ đọng lại trên bề mặt da và các lỗ chân lông.
Nếu bạn bỏ quên bước tẩy tế bào chết trong một thời gian dài, lượng chất tích tụ trên da sẽ chặn hoàn toàn đường vào của những dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc, khiến làn da không thể hấp thụ được gì. Tệ hơn, việc bạn cứ liên tục thoa thêm kem dưỡng ẩm lên trên bề mặt da vốn đã “quá tải” sẽ khiến tình trạng bít tắc càng trở nên nghiêm trọng hơn, giải thích được vì sao dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn.
Lạm dụng việc tẩy tế bào chết thay vì dưỡng ẩm cho da
Đúng! Tẩy tế bào chết là bước vô cùng quan trọng, nhưng không có nghĩa là bạn nên lạm dụng nó.
Tâm lý chung của nhiều chị em phụ nữ khi thấy làn da bị sần sùi, bong tróc là chạy thật nhanh vào phòng tắm để tiến hành tẩy tế bào chết và loại bỏ đi lớp da chết này. Tuy nhiên, đấy không phải là điều mà làn da của bạn đang muốn đâu.
Tình trạng khô ráp, bong tróc là dấu hiệu của việc làn da đang “kêu cứu” và cần được tăng cường cấp ẩm. Khi độ ẩm bị thiếu hụt ở mức báo động, như một cơ chế tự nhiên, các tuyến bã nhờn sẽ tăng sinh lượng dầu để bù đắp lại lượng ẩm đó. Quá trình này sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các nốt mụn xuất hiện.
Do đó, thay vì ra sức tẩy tế bào chết để “đánh bay” những lớp da sần sùi đó, bạn nên tìm kiếm cho làn da một dòng kem dưỡng ẩm phù hợp.
Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi cần thiết
Chị em thường chủ quan về việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc và dùng kem dưỡng ẩm khi cảm thấy làn da bắt đầu khô ráp. Thực chất, trong bất cứ tình trạng nào, làn da của bạn đều cần phải được nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ độ ẩm.
Dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn bởi thành phần có chứa cồn, dầu đặc
Với những làn da thường xuyên bị nổi mụn, bạn nên tránh sử dụng các loại sản phẩm có chứa cồn hoặc dầu có kết cấu đặc, vì chúng sẽ khiến tình trạng bít tắc lỗ chân lông trên da bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến các thành phần có trong kem dưỡng ẩm trước khi chọn mua. Nếu không, chỉ sau một thời gian, bạn sẽ phải “chiến đấu” để chống lại việc dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” mà phải không?
Tốt hơn hết, bạn nên ưu tiên chọn mua những loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, lành tính để đảm bảo làn da được cung cấp đầy đủ độ ẩm mà vẫn an toàn khỏi những nguy cơ gây kích ứng hay mụn. Một số thành phần được chứng minh lâm sàng có khả năng ngừa mụn gồm: Acid Salicylic, Adapalene, Benzoyl Peroxide…
Bạn có đang vô tình mắc phải 1 trong 7 sai lầm mà YHL vừa liệt kê không? Nếu có, bạn đã tìm thấy lời giải cho việc vì sao dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn rồi đấy. Hãy lập tức thay đổi cách sử dụng kem dưỡng ẩm hiện tại để thu về những lợi ích làm đẹp như ý cho làn da, bạn nhé.